Ly kỳ hành trình thám hiểm tìm ra Đà Lạt thơ mộng của bác sĩ Yersin
Ngày nay, chúng ta đều biết tới Đà Lạt là một địa điểm du lịch hấp dẫn du khách với phong cảnh nên thơ và khí hậu ôn hòa. Nhưng chúng ta đâu biết rằng chuyến hành trình tìm ra vùng đất này của bác sĩ Yersin lại đầy khó khăn và bất ngờ.
Alexandre Yersin – Người có công tìm ra Đà Lạt là một vị bác sĩ nổi tiếng ở thế kỷ XIX, ông có nhiều đóng góp cho nền y học thế giới. Không chỉ là một bác sĩ giỏi, ông còn là một người yêu thích thám hiểm. Năm 1889, ông đến Đông Dương, cảnh vật ở đây làm ông thích thú khi ngắm nhìn dãy núi Trường Sơn. Chính vì thế, ông đã nảy ra ý tưởng khám phá vùng đất dọc dãy Trường Sơn hùng vĩ.
Hành trình tìm ra Đà Lạt đầy khó khăn và gian khổ ở vùng đất mới lạ
Tháng 7-1890, ông bắt đầu chuyến thám hiểm đầu tiên của mình bằng cách đi ngựa từ Nha Trang đến Phan Rí. Khi tới Phan Rí, ông nhờ một người dân bản địa nơi đây dẫn đường để đi sâu hơn vào trong những tán rừng thuộc dãy Trường Sơn. Sau hai ngày cực khổ trèo đèo lội suối, ông tới vùng đất Di Linh. Cuối cùng ông đến Phan Thiết sau đó đi thuyền buồm về Nha Trang rồi ra tới Qui Nhơn. Chuyến thám hiểm đầu tiên tuy ngắn ngủi nhưng đã giúp nhà thám hiểm làm quen với những khó khăn trên miền núi vùng nhiệt đới: mưa, gió, ẩm thấp,.. hịu đựng những con vắt hút máu người – vượt qua những con suối nước chảy như thác đổ…lần đầu tiên tiếp xúc với núi rừng Tây Nguyên.
Câu chuyện về hành trình tìm ra Đà Lạt của bác sĩ Alexandre Yersin
Cuộc hành trình của ông kéo dài từ những năm 1890 đến 1893, khi ấy dãy Trường Sơn của Việt Nam địa phận từ phía Bắc Nam kỳ đến phía Nam Trung kỳ và Hạ Lào vẫn là những vùng đất hoang vu. Đầy rẫy những bí ẩn và chưa được ai khai phá. Ấy vậy mà vị bác sĩ trẻ tuổi của chúng ta vốn là người ngoại quốc lại có thể đơn thân độc mã, đi sâu vào vùng rừng thiêng nước độc bất chấp sự nguy hiểm từ thú dữ hay bị tấn công bởi những bộ tộc thổ dân. Quả là một người có tấm lòng gan dạ.
Bác sĩ Yersin góp công tìm ra Đà Lạt – một địa điểm du lịch nổi tiếng sau này của Việt Nam
Trong suốt những cuộc thám hiểm của mình, đi tới nơi đâu ông cũng đều ghi chép địa thế của dòng sông, con suối. Ông còn ghi lại cả những lời nhận xét về phong tục, tập quán và giá trị kinh tế của từng miền. Không chỉ là một vị bác sĩ, ông còn là một nhà thám hiểm say mê tìm cái lạ, học cái hay để mở mang kiến thức và mưu ích cho con người.
Thành phồ Đà Lạt được khai sinh và ngày càng phát triển sau khi được tìm ra
Cuộc hành trình thứ hai của ông bắt đầu vào năm 1893 tới vùng đất Dran. Trong lần thám hiểm thứ hai này, ông gặp rất nhiều khó khăn và thời khắc sinh tử luôn cận kề. Theo hồi ký, khi đi tới vùng Dran, ông gặp phải một nhóm cướp do tên tù chính trị Thouk cầm đầu.
Ông bị bọn cướp chém đứt nửa ngón tay cái trái và bị đâm nhiều nhát dao găm vào ngực. Tuy đi cùng đoàn với ông có 3 tùy tùng được trang bị súng và khí giới nhưng đều bị bọn cướp tịch thu.
Sau đó cả ba tên tùy tùng bỏ chạy để lại mình ông chống chọi với nguy hiểm. Sau nhiều giờ kháng cự quyết liệt và may mắn thoát nạn, ông gặp được một đoàn người gần bìa rừng. Ông dùng số tiền còn sót lại trong người nhớ họ đưa ông về Phan Rang, nhưng không may giữa đường lại rơi vào giữa một đàn voi. Cả đoàn người kia sợ hãi chạy bán sống bán chết bỏ mặc lại ông giữa rừng. Ông kiệt sức và những vết thương làm ông không thể di chuyển được đành nằm chờ thần chết mang đi.
Nhưng may mắn, cả đàn voi chuyển hướng rẽ sang phía khác và ông may mắn sống sót. Mặc dù bị thương nặng và nguy hiểm trực chờ tới tính mạng, ông vẫn không từ bỏ lòng say mê thám hiểm vùng đất này.
Sự phát triển của Đà Lạt luôn gắn liền với công lao của bác sĩ Yersin
Vô tình phát hiện ra Đà Lạt và sững sờ trước vẻ hoang sơ của vùng đất này
Trong chuyến thám hiểm thứ ba của mình, vào ngày 21-6-1893 sau khi vượt ra khỏi những cánh rừng thông bạt ngàn ông đã tìm ra vùng Cao nguyên Lâm Viên. Đứng trước một vùng đất cao hơn mực nước biển 1,500m và khung cảnh hoang sơ hùng vĩ, ông diễn tả lại cảm xúc trong ghi chép của mình rằng: “Cảm tưởng của tôi sau khi đi rất sâu xa, vượt khỏi rừng thông; tôi đối diện với một cao nguyên mênh mông, không cây cối và hoang vu, có khung cảnh như một vùng biển xao động mãnh liệt bởi một loạt sóng màu xanh biếc của cảnh sắc núi đồi. Dãy núi Lâm Viên đứng sừng sững ở phía chân trời tây bắc cao nguyên, làm cho phong cảnh tăng thêm vẻ đẹp và nổi bật trên một hậu cảnh mỹ lệ”. Và đó chính là lần đầu tiên vị bác sĩ này góp công sức vào công cuộc tìm ra Đà Lạt, nơi sau này trở thành một điểm du lịch hấp dẫn của Việt Nam.
Tượng tưởng niệm bác sĩ Yersin, người tìm ra Đà Lạt
Ghi chép thêm trong hồi ký về lần đầu đến vùng đất Đà này: “Trên đường đi, cao nguyên nhấp nhô cao từ 900 mét đến 1200 mét khoảng từ 15 km đến 20 km trước khi đến chân núi. Tôi đứng trên một vùng hoàn toàn tơ trụi và cây cỏ. Đất đồi mấp mô khiến tôi cảm giác như đang đi rên một đại dương xao động vì những ngọn sóng khổng lồ.
Núi Lang Biang đứng sừng sững ở giữa như một hòn đảo và hình như ngày càng xa dần khi tôi đến gần. Dưới chỗ trũng, đất màu đen và đầy than bùn. Những đàn nai lớn để yên cho chúng tôi đến gần vài trăm mét. Đàn nai vụt chạy ra xa rồi ngoái cổ lại tò mò nhìn chúng tôi. Lúc chúng đặt chân đến vùng này, thì ở đây chỉ có rải rác vài làng của thổ dân người Lát tụ họp dưới chân núi, dân cư thật là thưa thớt”.
Quảng trường Yersin Lâm Viên ở Đà Lạt được đặt tên dựa theo công lao của bác sĩ Yersin
Nhận thấy vùng đất này khí hậu tốt lành và phong cảnh thơ mộng hoang sơ. Trở về sau chuyến thám hiểm, bác sĩ Yersin đề nghị cùng Toàn quyền Paul Doumer nên lập một thành phố tại đây để làm nơi nghỉ mát và dưỡng bệnh.
Đề xuất đó được chấp nhận, và sau khi phái hai đoàn thám hiểm vào năm 1897 và 1898 lên quan ѕát tại chỗ, Toàn quyền Pháp cho khởi công xây dựng Sở Khí tượng và căn cứ thí nghiệm trồng trọt. Tiếp tục xây dựng một con đường chạy dài từ miền duyên hải Trung kỳ lên tận miền sơn cước. Thành phố Đà Lạt bắt đầu khai sinh từ đấy.
Thành phố Đà Lạt ngày càng phát triển, trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn
Nguồn: https://giadinh.net.vn
0 Comments